Vai trò Tàu_ngầm_mang_tên_lửa_đạn_đạo

Tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo có nhiệm vụ khác với tàu ngầm tấn côngtàu ngầm mang tên lửa hành trình. Các tàu ngầm tấn công được thiết kế đặc biệt cho việc tấn công các tàu của kẻ địch, còn tàu ngầm mang tên lửa hành trình được thiết kế để tấn công các tàu chiến cỡ lớn và các mục tiêu chiến thuật trên đất liền. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là răn đe hạt nhân. Chúng đóng vai trò như là nhân tố thứ 3 trong bộ ba răn đe hạt nhân của một quốc gia, cùng với các căn cứ tên lửa hạt nhân trên đất liền và các phi đội ném bom hạt nhân. Theo đó, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tập trung hơn vào việc ẩn náu, tránh bị tiêu diệt hơn là sử dụng để tấn công các tàu ngầm khác.

Các tàu ngầm SSBN được thiết kế để có khả năng tàng hình thủy âm để tránh bị phát hiện bằng mọi giá, và chúng được trang bị động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân cho phép chúng có khả năng thực hiện chuyến hải trình dài mà không cần nổi lên, đây là điều rất quan trọng. Chúng cũng được trang bị nhiều công nghệ giảm thiểu tiếng ồn chẳng hạn như sử dụng gạch chống dội âm, thiết kế động cơ đẩy, các thiết bị được đặt trên giá đỡ để giảm rung động. Sự vô hình cùng với khả năng của tàu ngầm SSBN khiến chúng có khả năng răn đe trước các cuộc tấn công (Bằng việc duy trì khả năng đáp trả lại mối đe dọa trong một cuộc phản công hạt nhân), cũng như có khả năng tấn công phủ đầu bằng tên lửa hạt nhân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu_ngầm_mang_tên_lửa_đạn_đạo http://www.aolnews.com/nation/article/five-big-tic... http://www.asianage.com/mumbai/commissioning-ins-k... http://www.astronautix.com/lvs/r11.htm http://www.aviationweek.com/aw/generic/story_chann... http://www.janes.com/article/50761/us-upgrades-ass... http://blogs.reuters.com/india/2009/07/31/indias-n... http://sonicbomb.com/modules.php?name=Downloads&d_... http://warfarehistorynetwork.com/daily/wwii/japans... http://indiatoday.intoday.in/site/Story/53210/Deep... http://russianships.info/eng/submarines/project_61...